Truyền thông (Communications) tại Ba Lan là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong khu vực. Các doanh nghiệp truyền thông tại quốc gia này không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn mở rộng ra thị trường toàn cầu. Để cung cấp nguồn nhân lực có chuyên môn cao cho ngành truyền thông, Ba Lan không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các ngành học liên quan. Chính vì đây là ngành học thế mạnh mà số lượng sinh viên quốc tế theo học chương trình Truyền thông tại Ba Lan rất đông.
Chưa kể, môi trường kinh doanh tự do và các chính sách hỗ trợ của chính phủ Ba Lan đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực truyền thông ở nước này. Do đó, cơ hội việc làm luôn sẵn sàng cho các sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông từ các trường đại học Ba Lan.
Trong bài viết này, Viet Global sẽ cung cấp những thông tin trọng tâm về chương trình đào tạo ngành Truyền thông tại Ba Lan. Nhưng trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về truyền thông nhằm giúp bạn có được những hiểu biết cơ bản về ngành.
Định nghĩa về truyền thông và độ bao phủ của ngành
Truyền thông là quá trình truyền tải và chia sẻ thông tin, ý kiến, tin tức… giữa người với người nhằm giúp mọi người có thể hiểu nội dung để giao tiếp cũng như kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức về một vấn đề nào đó đang diễn ra.
Truyền thông là một ngành khá rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, có thể kể đến như:
- Xuất bản sách, báo, tạp chí
- Xuất bản các ấn phẩm video, hình ảnh
- Phát thanh và truyền hình
- Sản xuất và phát sóng các sản phẩm trên nền tảng internet
- Viết bài, biên tập và chỉnh sửa nội dung trên các phương tiện và dịch vụ truyền thông
Những tố chất cần có để theo đuổi ngành truyền thông
1/ Khả năng thích ứng
Cuộc sống quanh ta luôn thay đổi theo từng ngày, vì vậy tin tức mới luôn có và xảy ra mọi lúc mọi nơi. Khả năng ứng biến của bạn trong mọi tình huống có thể xảy ra chính là chìa khóa để giúp bản thân đạt thành công trong ngành truyền thông. Điều bạn cần có là khả năng bắt trend, nắm bắt các xu thế và làm chủ các sản phẩm mới hoặc các cách truyền thông mới trong thời gian qua.
2/ Đam mê khám phá
Nếu bạn đang nghiên cứu một câu chuyện nào đó có trong một bản tin hay soạn thảo một bản phát hành truyền thông, thì bạn có thể sẽ thấy rằng mình cần phải tìm hiểu về những ý tưởng mới đó mà bạn chưa hề biết đến, hoặc là bạn có thể trò chuyện với những người mới và mở rộng tầm nhìn của bản thân. Nếu bạn vẫn giữ ngọn lửa luôn đam mê khám phá, thì tiềm năng của bạn sẽ được khai phá, được tận dụng và điều đó sẽ mang lại thành công cho bạn.
3/ Hăng hái, nhiệt huyết
Truyền thông là phải sẵn sàng xông pha vào thực địa, để truyền tải tin tức nhanh nhất và chính xác nhất tới các khán giả. Vì vậy các doanh nghiệp truyền thông sẽ đánh giá rất cao đức tính này, những con người làm truyền thông nhưng giàu tham vọng, những người luôn nhiệt huyết và sẵn sàng dấn thân vào một nghề nghiệp có tính chất thay đổi liên tục, cơ hội mới cùng sự phát triển công nghệ nhanh chóng.
Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên học về truyền thông
Sự bùng nổ và phát triển không ngừng của công nghệ đã giúp chúng ta có thể tiếp cận thông tin bằng nhiều phương thức khác nhau. Nếu như trước đây, chúng ta chỉ chủ yếu tiếp nhận thông tin qua TV, đài radio, báo giấy… thì ngày nay đã có thêm phương tiện báo điện tử, mạng xã hội, các kênh YouTube. Chính điều này mở ra rất nhiều cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ. Khi nhu cầu cập nhật thông tin của con người ngày càng cao, việc mở rộng và phát triển các loại hình truyền thông ngày càng lớn, dẫn đến ngày càng khát nhu cầu nhân lực chất lượng cao. Nhờ đó, cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông sẽ rất rộng mở.
Một số công việc phổ biến trong ngành truyền thông:
- Copywriting
- Truyền thông mạng xã hội / PR (quan hệ công chúng)
- Phóng viên, nhà báo
- Phát thanh viên, MC
- Quay phim
Một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức lớn trong lĩnh vực truyền thông mà bạn có thể công tác như:
- Các tòa soạn báo
- Đài phát thanh, đài truyền hình
- Trung tâm nghiên cứu
- Các công ty chuyên về quảng cáo, truyền thông, quan hệ công chúng
- Viện văn hóa và nghệ thuật
Mức thu nhập trong ngành truyền thông
Nếu bạn làm việc trong thị trường báo chí nước ngoài, thông thường mức thu nhập bạn nhận được khoảng 36.000 USD/năm, với điều kiện bằng cấp đại học của trường bạn theo học phải được các tổ chức quốc tế hay các quốc gia trên thế giới công nhận.
Còn nếu bạn mong muốn làm việc ở Việt Nam thì cũng đừng quá lo lắng khi nhu cầu nhân lực trong ngành này của nước ta rất cao, vì vậy các đài phát thanh – đài truyền hình hay các tòa soạn uy tín lâu năm chắc chắn sẽ trả mức lương không hề nhỏ đâu nhé!
Những lợi thế hấp dẫn của du học Ba Lan ngành Truyền thông
1/ Chất lượng giáo dục hàng đầu
Ba Lan có nhiều trường đại học và học viện đào tạo ngành Truyền thông chất lượng cao như Đại học Vistula, Đại học Adam Mickiewicz, Đại học Lodz… Các trường này đều có các chương trình đào tạo chuyên sâu, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên ngành Truyền thông sẽ được học về các lĩnh vực như Báo chí, Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Sản xuất truyền hình…
Các chương trình học tại Ba Lan thường xuyên được cập nhật để theo kịp những xu hướng mới nhất trong ngành truyền thông. Đội ngũ giảng viên đều là những chuyên gia hàng đầu, có nhiều kinh nghiệm thực tế và luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức cũng như hướng dẫn sinh viên sát sao trong học tập.
2/ Chi phí học tập và sinh hoạt phải chăng
Một trong những lý do khiến du học tại Ba Lan trở nên hấp dẫn là chi phí học tập và sinh hoạt rất hợp lý. So với các quốc gia Tây Âu, học phí tại Ba Lan thấp hơn nhiều, dao động từ 2000 – 5000 EUR mỗi năm cho các chương trình học bằng tiếng Anh. Chi phí sinh hoạt tại các thành phố như Warsaw, Krakow hay Wroclaw cũng khá phải chăng, chỉ từ 400 – 700 EUR mỗi tháng bao gồm chi phí nhà ở, ăn uống, đi lại…
3/ Nguồn học bổng và hỗ trợ tài chính dồi dào
Nhiều trường đại học tại Ba Lan cung cấp các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính dành cho sinh viên quốc tế. Các học bổng này không chỉ dựa trên thành tích học tập mà còn xem xét đến các yếu tố khác như hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học và đóng góp xã hội. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tập trung vào học tập và phát triển bản thân.
4/ Môi trường học tập quốc tế
Ba Lan là một trong những quốc gia Châu Âu có cộng đồng sinh viên quốc tế đa dạng. Hầu hết các trường đại học đều có chương trình dành cho sinh viên quốc tế và cung cấp các khóa học bằng tiếng Anh. Sinh viên sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi và làm việc cùng những người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới, từ đó mở rộng mạng lưới quan hệ và tích lũy kinh nghiệm quý báu.
5/ Cơ hội nghề nghiệp và thực tập hấp dẫn
Ngành truyền thông tại Ba Lan đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Các công ty truyền thông, đài truyền hình, hãng quảng cáo và các tổ chức phi chính phủ đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ cao trong lĩnh vực truyền thông. Ngoài ra, nhiều trường tại Ba Lan có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổ chức trong ngành, giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm cơ hội thực tập và làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
6/ Văn hóa phong phú và đời sống thú vị
Ba Lan là một quốc gia giàu văn hóa và lịch sử, với nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận. Sinh viên du học tại Ba Lan sẽ có cơ hội khám phá các địa danh nổi tiếng như Khu phố cổ Warsaw, Mỏ muối Wieliczka, Lâu đài Wawel và nhiều bảo tàng, nhà hát, phòng trưng bày nghệ thuật. Sự đa dạng văn hóa và lịch sử phong phú của Ba Lan sẽ là nguồn cảm hứng lớn cho sinh viên ngành Truyền thông trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Ba Lan cũng nổi tiếng với môi trường sống an toàn và thân thiện. Người dân Ba Lan rất hiếu khách và sẵn sàng giúp đỡ người nước ngoài. Các thành phố lớn đều có hệ thống giao thông công cộng phát triển, các dịch vụ tiện ích hiện đại và nhiều hoạt động giải trí, giúp sinh viên có thể dễ dàng thích nghi và tận hưởng cuộc sống.
Hành trang kiến thức và kỹ năng mà sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông có được
1/ Kiến thức thực tế
- Quản lý và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội
- Viết lách và sáng tạo nội dung đa phương tiện
- Phát triển thương hiệu trực tuyến của riêng cá nhân bạn
2/ Kỹ năng việc làm
- Kỹ năng tạo nội dung bằng văn bản (bài viết, mục blog, tin tức cho truyền thông xã hội), nội dung video trên YouTube, Facebook và các nền tảng khác
- Kỹ năng sản xuất ấn phẩm video độc lập
- Kỹ năng xây dựng và quản lý chuyên nghiệp hình ảnh thương hiệu trực tuyến của riêng bạn
- Kỹ năng viết báo truyền thống, báo chí đa phương tiện, thực hiện bài phỏng vấn
- Kỹ năng thu thập, tìm kiếm thông tin, chuẩn bị báo cáo, chỉnh sửa bài viết
- Kỹ năng làm việc ở tòa soạn, làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo
Tổng quan chương trình đào tạo cử nhân ngành Truyền thông tại Ba Lan
Thời gian học | 3 năm Trong khoảng thời gian này, sinh viên sẽ học toàn bộ kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về ngành truyền thông dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của đội ngũ giảng viên đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành |
Chi phí học tập (ước tính) |
|
Điều kiện đầu vào |
|
Gợi ý một số trường đại học giảng dạy ngành Truyền thông tốt nhất Ba Lan
Trường | Học phí | Yêu cầu đầu vào |
Đại học Collegium Civitas | 5.900 PLN/kỳ | Tốt nghiệp THPT IELTS trên 6.0 |
Đại học Vistula | 3.500 – 4000 EUR/năm | Tốt nghiệp THPT IELTS 5.5 |
Đại học Warsaw | 3000 – 4000 EUR/năm | Tốt nghiệp THPT IELTS từ 6.0 trở lên |
Đại học Lodz | 2.500 EUR/năm | Tốt nghiệp THPT IELTS trên 6.0 |
Nếu bạn đang quan tâm đến du học ngành Truyền thông tại Ba Lan, hãy liên hệ với Viet Global để được tư vấn và hướng dẫn điều kiện và hồ sơ đăng ký nhập học.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét